Có một thực tế là hiện tại khi mua một chiếc smartphone, đa số người dùng đã cảm thấy hài lòng với những ứng dụng được nhà sản xuất cài đặt sẵn. Và họ chỉ có nhu cầu tải thêm một số phần mềm thiết yếu cho cuộc sống như Facebook, Uber, Snapchat…
Ngược dòng thời gian, các ứng dụng di động bắt đầu bùng nổ từ năm 2008 khi Apple trình làng thế hệ iPhone đầu tiên.
Nhiều ứng dụng mới vẫn được ra mắt đều đặn mỗi ngày. Nhiều người dùng vẫn có nhu cầu về các ứng dụng mới nhưng tốc độ tải về đã bắt đầu chậm lại.
Nếu bạn đang là một nhà phát triển ứng dụng độc lập hoặc là một công ty chuyên phát hành phần mềm thì bạn sẽ thấy rằng việc thu hút người dùng tải về ứng dụng của mình đang ngày càng trở nên khó khăn hơn. Thậm chí, một nghiên cứu mới đây còn cho thấy tỷ lệ tải mới ứng dụng trên các thiết bị di động hàng tháng của người Mỹ gần như "bằng không".
Nguyên nhân là hầu hết mọi người đều đã tìm được những ứng dụng phù hợp với họ do đó nhu cầu tìm kiếm một ứng dụng mới với tính năng tương tự là không cao.
Một nghiên cứu của Nomura (dựa trên dữ liệu từ ứng dụng theo dõi SensorTower) cho thấy tỷ lệ tải ứng dụng của người dùng từ 15 nhà phát hành hàng đầu ở Mỹ đã giảm đến 20%.
Trên phạm vi toàn cầu, thị trường điện thoại di động vẫn đang phát triển nên nhìn chung thị trường ứng dụng vẫn đang hoạt động tốt (nhưng tỷ lệ tăng trưởng đã bắt đầu chậm lại). Theo thống kê thì tỷ lệ tăng trưởng từ 15 nhà phát hành ứng dụng hàng đầu bên ngoài thị trường Mỹ chỉ thêm được 3% trong tháng trước.
Tuy nhiên, Snapchat và Uber là trường hợp ngoại lệ với tốc độ tăng trưởng đáng ngạc nhiên. Trong tháng 5/2015, người dùng tải về ứng dụng tin nhắn của Evan Spiegel 13 triệu lần. Tháng 5/2016, con số này đã tăng hơn 2 lần, đạt 27 triệu lượt tải. Trong khi đó, tốc độ tăng trưởng của Uber cũng đạt mức 100%.
Ở Mỹ, tốc độ tải về của Snapchat đã làm lưu mờ cả sự phát triển của Facebook.
Vì vậy, nếu may mắn, bạn vẫn có thể vượt qua tình trạng thị trường đang bão hòa để đưa ứng dụng di động của mình đến với thành công. Tất nhiên, ở thời điểm hiện tại tỷ lệ thành công của bạn sẽ nhỏ hơn rất nhiều so với cách đây vài năm.
Tuy nhiên, tỷ lệ tải về chưa phải là yếu tố duy nhất khi nói về thành công của một ứng dụng di động. Facebook là một điển hình, với 1,65 tỷ người dùng hiện tại, việc tìm kiếm thêm nhiều người dùng mới cho ứng dụng này không phải là một điều dễ dàng. Đơn giản là vì những ứng dụng như Facebook đang ở trên "đỉnh" của sự thành công.
" alt=""/>Thời đại 'bùng nổ' ứng dụng di động đã qua điCác chứng tích cổ về việc sử dụng nước để làm mát
Theo các di chứng lịch sử để lại trên các bức vẽ của người Ai Cập cổ đại, con người đã cố gắng lợi dụng sự bốc hơi của nước để làm mát cơ thể. Dĩ nhiên lúc đó người Ai Cập mới chỉ nghĩ ra đơn giản kiểu quạt một nồi nước để… làm mát. Sau đó tới lượt người La Mã bắt đầu tiến xa hơn một chút với hệ thống làm mát tuần hoàn bằng ống dẫn nước qua các bức tường của mình để duy trì nhiệt độ mát mẻ. Những người dân thường ở La Mã cũng học cách sống sót qua các đợt nắng nóng bằng cách treo các tấm thảm đã nhúng nước lên cửa lều hoặc ngôi nhà của họ để "hóng gió" làm mát.
Phải đến tận thế kỷ 16, Leonardo da Vinci mới chính thức phát minh ra thiết bị ẩm kế (hygrometer) và được coi là người đầu tiên chế tạo ra "máy" làm mát không khí cơ học chứ không sử dụng các công cụ làm mát hơi nước thô sơ như trước đó nữa. Thiết bị này của Da Vinci bao gồm một bánh xe rỗng được nhúng ngập nước một phần sẽ mang theo nước khi vận hành và cung cấp hơi nước khi xoay. Không khí được làm mát bởi một lượng nước nhỏ mang theo bánh xe này bắn tung tóe và bốc hơi trong quá trình hoạt động của bánh xe.
Sau khi Leonardo da Vinci đưa ra các ý niệm, vào những năm đầu thế kỷ 19, các nhà sản xuất dệt may ở New England (Mỹ) cũng đã bắt đầu biết sử dụng hệ thống bay hơi nước để làm mát không khí trong các nhà máy khi phải trải qua mùa hè nóng nực. Sau đó các cư dân miền Tây nước Mỹ cũng sử dụng các giải pháp tương tự (như thời cổ đại) để làm mát vào những năm 1920-1930.
Màng tổ ong bằng gỗ sồi hoặc rơm rạ dùng để phân phối hơi nước.
Một trong những nguyên mẫu quạt hơi nước được trưng bày tại Nhật
Mãi tới năm 1902, Willis Haviland Carrier đã có bước đột phá trong việc kiểm soát nhiệt khi phát minh ra điều hòa không khí, nhưng vì lý do đơn giản dễ chế tạo, dễ sử dụng và nhất là giá thành nên quạt làm mát bằng hơi nước vẫn tồn tại song hành cho tới tận bây giờ. Các cải tiến hiện nay vẫn chủ yếu tập trung vào việc sử dụng hiệu quả hơn nguồn nước cũng như hiệu năng và các thay đổi về chất liệu lẫn thiết kế.
Cụ thể, các sản phẩm quạt làm mát bằng hơi nước hiện đang được nhiều nhà sản xuất gán mác "quạt điều hòa" và chào bán ở nhiều nước trên thế giới, từ Mỹ tới Úc và các nước ở châu Phi, châu Á... dưới nhiều thương hiệu và mức giá khác nhau.
Quạt điều hòa hoạt động như thế nào?
Theo một bài báo trên TheAustralianđịnh nghĩa, quạt "điều hòa" sẽ làm mát bay hơi (evaporative cooling, khác với khái niệm điều hòa không khí thực thụ - air conditioning) bằng cách bổ sung độ ẩm cho không khí bên ngoài và sau đó bơm không khí ở độ ẩm cao này ra ngoài (vào không gian mà bạn cần), lợi dụng sự bay hơi để làm mát không khí và bề mặt tiếp xúc. Bên cạnh đó, quạt hơi nước chỉ hoạt động hiệu quả trong không gian thoáng hoặc trong các căn phòng có cửa sổ và cửa chính đều mở toang nhằm giải quyết việc bay hơi của hơi nước.
Về lý thuyết, không khí nóng hơn có thể giữ độ ẩm cao hơn và ngược lại, do vậy thiết bị làm mát (điều hòa) kiểu này sẽ chỉ đạt hiệu quả tối ưu khi độ ẩm của không khí ngoài trời nằm ở dưới mức 30% RH (độ ẩm tương đối). Độ ẩm trong không khí thực chất là lượng hơi nước do gió biển mang vào hoặc được xả ra từ cây cối sông ngòi. Nhiệt độ không khí càng cao thì lượng hơi nước trong không khí càng lớn (trừ sa mạc và những nơi ít sông ngòi cây cối), độ ẩm tương đối 100% thể hiện rằng không khí chứa đầy hơi nước, tới trạng thái bão hòa. Đó cũng là lý do độ ẩm ở miền Bắc vào mùa nóng rất cao còn mùa lạnh lại rất thấp.
Khí hậu Việt Nam có phù hợp với việc làm mát bằng hơi nước?
Cần không gian thoáng đãng để tận dụng sự bay hơi của nước cho hiệu quả làm mát
Trừ một số nơi có khí hậu ôn đới như tại Sa Pa, Đà Lạt hay có nơi thuộc khí hậu lục địa như Lai Châu, Sơn La… còn lại ở Việt Nam vốn là đất nước chịu ảnh hưởng của nhiệt đới nên độ ẩm rất cao, nhất là ở miền Bắc là vùng có khí hậu nhiệt đới bốn mùa, thậm chí có những thời điểm độ ẩm hằng ngày lên tới 80%, vượt xa ngưỡng hiệu quả của phương pháp làm mát bằng hơi nước. Nói cách khác, việc sử dụng quạt làm mát bằng hơi nước (còn gọi là quạt điều hòa) ở điều kiện độ ẩm này sẽ gần như không mang lại lợi ích gì đáng kể cho người dùng, bởi khi đó chẳng khác biến căn phòng thành một lò xông hơi, không khí kèm hơi nước sẽ trở nên đặc quánh lại và người sử dụng lúc đó sẽ cảm thấy ngột ngạt nóng bức hơn, mồ hôi không thoát được ra ngoài.
Ngược lại, ở khu vực phía Nam, nơi gần đường xích đạo và có độ ẩm thấp hơn, đó cũng là lý do chị em phụ nữ ở miền Nam hay mang theo một chai xịt ẩm để làm mát da mặt và da tay hằng ngày. Tuy việc sử dụng quạt hơi nước ở miền Nam sẽ hiệu quả hơn miền Bắc nhưng cũng không đạt được hiệu suất tối ưu do độ ẩm ở đây cũng thường xuyên ở mức 40-60%.
Cần hiểu đúng khái niệm "điều hòa"
Quạt hơi nước đang bị đánh tráo khái niệm thành quạt "điều hòa"
Hiện nay do quảng cáo và truyền thông đã gây ra lẫn lộn khái niệm giữa "quạt điều hòa" trong khi thực ra nó chỉ là quạt làm mát bằng hơi nước. Do vậy không nên nhầm lẫn giữa "quạt điều hòa" với điều hòa thực thụ, bởi quạt "điều hòa" này thực sự chỉ có tác dụng bổ sung thêm độ ẩm và lợi dụng sự bay hơi để làm mát không khí theo dạng bị động, phụ thuộc vào điều kiện thời tiết (độ ẩm và nhiệt độ) khi sử dụng.
Quạt "điều hòa" không có khả năng tăng giảm nhiệt độ chủ động như các thiết bị điều hòa không khí thực thụ. Chưa kể các dòng "quạt điều hòa" hiện nay tiêu tốn nước và chiếm dụng diện tích sử dụng khá nhiều, đòi hỏi không gian thoáng đãng khi sử dụng.
" alt=""/>Quạt 'điều hòa' có thực sự điều hòa?WikiLeaks vừa cho đăng tải 676 file chứa mã nguồn mà trang mạng này khẳng định lấy được từ CIA, được CIA sử dụng để xây dựng các phần mềm độc hại nhằm phục vụ cho những cuộc tấn công mạng của mình.
Phân tích những mã nguồn này, WikiLeaks cho biết CIA đã tìm cách giấu đi trách nhiệm của mình bằng cách mạo danh các tin tặc đến từ Nga, Trung Quốc, Triều Tiên hay Iran... đứng sau các vụ tấn công mạng. Điều này sẽ khiến các nhà điều tra dẫn đến kết quả nhận định sai lầm rằng chính các tin tặc đến từ những quốc gia kể trên là thủ phạm thực hiện tấn công mạng, thay vì CIA.
CIA đã từng mạo danh các tin tặc đến từ Nga hay Trung Quốc... trong các vụ tấn công mạng của mình. |
Trước đó, các hãng bảo mật Mỹ vẫn thường xuyên nhận định nhiều cuộc tấn công do các nhóm tin tặc được chính phủ của Nga và Trung Quốc bảo trợ đã thực hiện nhiều cuộc tấn công mạng nhằm vào chính phủ Mỹ và chính phủ nhiều quốc gia khác, tuy nhiên chưa rõ các nhận định này có chính xác hay không và có liên quan gì đến các thông tin mà WikiLeaks vừa tiết lộ hay không.
Những thông tin được tiết lộ kể trên của WikiLeaks là một phần trong loạt tài liệu có biệt danh “Vault 7” mà WikiLeaks cho biết là những tài liệu toàn diện nhất về các dữ liệu chương trình gián điệp của chính phủ Mỹ từng được công bố.
“Vault 7” được WikiLeaks công bố lần đầu tiên vào đầu tháng 3 vừa qua, tiết lộ những cách thức hack “đầy chấn động” của CIA, như thông tin chi tiết về phần mềm do CIA phát triển để hack smartphone chạy Android hay iOS, smart TV, hệ điều hành Linux, Windows hay OS X. WikiLeaks cũng cáo buộc rằng một số phần mềm hack của CIA có thể xâm nhập từ xa và biến các thiết bị điện tử thành các thiết bị ghi âm và truyền tín hiệu để theo dõi các đối tượng. WikiLeaks cũng cho biết CIA cũng có thể xâm nhập vào hệ thống điều khiển sử dụng trên các mẫu xe hiện đại hay các mẫu xe tự lái để theo dõi hành trình của những chiếc xe này.
WikiLeaks khẳng định rằng những tài liệu “Vault 7” mà mình đang công bố sẽ làm lu mờ những tiết lộ của cựu điệp viên CIA Edward Snowden tiết lộ về các chương trình nghe lén và giám sát của CIA và NSA (Cơ quan An ninh Quốc gia) từng được tiết lộ 3 năm về trước.
Các chuyên gia đang sàng lọc những dữ liệu do WikiLeaks công bố và nhận định rằng có vẻ như những dữ liệu này là chính xác và thừa nhận chúng chắc chắn sẽ làm rung chuyển CIA. Hiện CIA vẫn chưa đưa ra bình luận nào về những tài liệu do WikiLeaks công bố.
Theo Dân trí
" alt=""/>CIA từng mạo danh hacker Nga, Trung Quốc, Triều Tiên... để tấn công mạng